Danh mục sản phẩm
Lượt truy cập
  • 1
  • 213
  • 1,083,254

Bản tin dược liệu số 04/2019 - Khối Tạo nguồn Cây địa hoàng- Viện Dược liệu (P2)

  06/11/2019

Bản tin dược liệu số 04/2019: Cây địa hoàng (P2)

BẢN TIN SỐ 04/2019

16. 

ÁNH SÁNG ĐÈN LED XANH TĂNG CƯỜNG SỰ SINH TRƯỞNG, HÀM LƯỢNG HÓA THỰC VẬT VÀ CÁC HOẠT TÍNH CỦA ENZYM CHỐNG OXY HÓA TRONG NUÔI CẤY IN VITRO CÂY ĐỊA HOÀNG

Abinaya Manivannan và cs.

Hort. Environ. Biotechnol. 56(1):105-113, 2015

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đến việc tăng cường sự sinh trưởng, các chất hóa thực vật, chống oxy hóa tiềm năng và các hoạt tính enzym chống oxy hóa trong điều kiện nuôi cấy in vitro cây địa hoàng. Những mẫu đỉnh chồi phát triển trong điều kiện in vitro được nuôi cấy trong môi trường MS không chứa chất điều tiết sinh trưởng và nuôi cấy trong điều kiện ánh sáng huỳnh quang trắng thông thường, đèn LED ánh sáng màu xanh lam hoặc đèn LED ánh sáng đỏ. Sau 4 tuần, định lượng các đặc tính tăng trưởng cùng với hàm lượng phenol tổng số, hàm lượng flavonoid tổng số, hoạt tính thu nhận gốc tự do, hoạt tính của enzym chống oxy hóa. Điều đáng quan tâm là xử lý với đèn led ánh sáng xanh hoặc đỏ cho thấy sự gia tăng đáng kể trong các thông số tăng trưởng so với đèn huỳnh quang ánh sáng trắng. Ngoài ra, xử lý với đèn led làm tăng tổng hàm lượng phenol và flavonoid chiết xuất từ lá và rễ. Hơn thế nữa, hàm lượng chất chống oxy hóa tổng số, làm giảm năng lượng  tiềm năng và khả năng thu nhận gốc tự do DPPH cũng bộc lộ sự tăng cường khả năng chống oxy hóa trong cả công thức xử lý LED  ánh sáng xanh và đỏ. Đặc biệt, xử lý LED ánh sáng xanh làm gia tăng đáng kể khả năng hoạt hóa của enzym chống oxy hóa trên cả lá và rễ, kế tiếp là xử lý với đèn LED ánh sáng đỏ. Sự điều chỉnh trong chất lượng quang phổ đặc biệt bởi đèn LED ánh sáng xanh tạo ra sự ngăn chặn oxy hóa và có liên hệ trực tiếp đến việc tăng cường các chất hóa thực vật. Vì vậy việc kết hợp các nguồn ánh sáng LED xanh hay đỏ trong quá trình nhân giống in vitro cây địa hoàng có thể là cách làm hiệu quả để làm tăng giá trị dược liệu của cây.

Nguyễn Thị Xuyên, Bùi Thị Xuân

17. 

PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỊA HOÀNG  (REHMANNIA GLUTINOSA)

TRONG CÁC NGUỒN GEN KHÁC NHAU

Shi HX và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi., 2018 Nov; 43(21): 4210 - 4216

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự đa dạng di truyền và chất lượng dược liệu của nguồn gen địa hoàng khi trồng, và cung cấp tài liệu hướng dẫn để chọn lọc những nguồn gen tốt nhất. Sự đa dạng di truyền của 21 loài địa hoàng được phân tích bằng chỉ thị phân tử SRAP, và hàm lương catalpol và verbascosid được xác định bằng máy HPLC. Phần khối lượng của catalpol và verbascoside trong các nguồn gen địa hoàng lần lượt nằm trong khoảng 2,393% - 6,519% và 0,063% - 0,478%, các nguồn gen 14, 16, 15 và 20 cho hàm lượng catalpol và verbascosid cao hơn. Tổng cộng có 57 băng vạch được tạo ra bởi 10 mồi, trong đó 40 băng đa hình, và tỷ lệ của các locus đa hình là 8,77% - 54,39%, chỉ số đa dạng di truyền của Nei (H) là 0,3741, chỉ số thông tin đa hình của Shannon (I) là 0,5466. Gst và dòng gen Nm lần lượt là 0,6088 và 0,3213. Dựa trên tính đồng nhất di truyền, 21 nguồn gen được nhóm thành 2 loại. Mức độ đa dạng di truyền của địa hoàng ở mức trung bình thấp. Việc xem xét toàn bộ về sự đa dạng di truyền và hàm lượng catalpol và verbascosid, nguồn gen 7 và 18 có thể được sử dụng làm vật liệu ưu tú cho trồng trọt. Nguồn gen 15 và 16 có thể được sử dụng làm đối tượng bảo tồn và chọn giống.

Dương Thị Ngọc Anh

18. 

NHÂN BẢN VÀ PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN CỦA GEN TYROSINE DECARBOXYLASE TỪ ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA)

Wang FQ và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2016 Aug; 41(16): 2981 - 2986

Tyrosin decarboxylase (TyrDC) là một enzym quan trọng trong quá trình chuyển hóa thứ cấp của một số loài thực vật và được đưa ra giả thuyết đóng vai trò chính trong quá trình sinh tổng hợp glycosid phenylethanoid. Dựa trên dữ liệu phiên mã, chúng tôi đã nhân bản cDNA có chiều dài đầy đủ (GenBank xác nhập số KU640395) của gen RgTyDC từ địa hoàng sau đó thực hiện giải trình tự. Bên cạnh đó, chúng tôi đã phát hiện mô hình biểu hiện ở các cơ quan khác nhau và rễ tơ được xử lý bằng bốn elicitor bởi qRT-PCR. Kết quả cho thấy, chiều dài đầy đủ của cDNA RgTyDC là 1530 bp mã hóa 509 acid amin. Trọng lượng phân tử của protein RgTyDC giả thuyết là khoảng 56,6 kDa và điểm đẳng điện lý thuyết là 6,25. RgTyDC chỉ ra mức tương đồng cao nhất với  SiTyDC của Sesamum indicum (họ vừng) và EgTyDC của Erythranthe guttata (hoa mặt khỉ), cả hai đều đạt 88%. RgTyDC thể hiện cao ở lá địa hoàng, đặc biệt là ở những lá già, và hiếm khi biểu hiện ở rễ củ. Sau khi xử lý SA và MeJA, mức độ biểu hiện tương đối của RgTyDC mRNA đã tăng đáng kể. Các kết quả này cung cấp cơ sở để tìm ra chức năng phân tử của RgTyDC liên quan đến sinh tổng hợp phenylethanoid glycosid.

Dương Thị Ngọc Anh

19.

NHẬN DẠNG TOÀN BỘ HỆ PHIÊN MÃ CỦA CÁC GEN LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TÁI CANH Ở RỄ ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA L).

Yan Hui Yang và cs.

Molecular Biology Reports, 2015, Vol.42, No. 5:881–892

Sự phát triển của cây thuốc địa hoàng Rehmannia glutinosa L. bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi được trồng độc canh trên cùng một ruộng. Cơ sở sinh học của hiện tượng gọi là “bệnh tái canh” này vẫn chưa được làm rõ. Ở đây, chúng tôi đã khai thác khả năng sắp xếp song song của cả hai trình tự ARN và DGE để xác định xem gen nào liên quan đến bệnh tái canh ở rễ của R. glutinosa. Phân tích trình tự ARN tạo vừa đúng 99,708 chuỗi tương đồng từ rễ củ địa hoàng trồng năm đầu tiên (R1) và trồng lại năm thứ hai (R2). Từ bộ này, tổng cộng 48,616 bản sao có chứa một vùng mã hóa hoàn toàn hoặc một phần được xác định. Dựa trên nguồn này, hai trình tự DGE đã được thành lập để nắm bắt sự khác biệt giữa trình tự phiên mã R1 và R2. Cuối cùng, một bộ 2.817 gen (sắp đặt theo 1.676  trên và 1.141 dưới) sao chép khác nhau được sàng lọc, và 114 gen khác biệt nhiều nhất sao chép lại được xác định bằng phân tích DGE giữa rễ củ trồng năm thứ nhất và rễ củ tái canh. Hơn nữa, một cuộc kiểm tra chi tiết hơn về 16 gen tiêu biểu được lựa chọn đã được tiến hành theo phương pháp QRT-PCR. Các dấu hiệu cho thấy là tái canh có thể thúc đẩy Ca2+ truyền tín hiệu và tổng hợp ethylene, dẫn đến hình thành triệu chứng bệnh tái canh. Chúng tôi đã phân tích các chỉ số sinh khối rễ củ địa hoàng tái canh của cây địa hoàng khi ức chế Ca2+. Kết quả cho thấy rằng giảm dẫn truyền Ca2+ có thể hạn chế được bệnh. Nghiên cứu này cung cấp một cuộc khảo sát tổng thể của hệ phiên mã trong rễ đia hoàng tái canh ở giai đoạn phát triển. Kết quả đã xác định được một số gen tiêu biểu có liên quan đến bệnh tái canh.

Đinh Thanh Giảng

20. 

ẢNH HƯỞNG CỦA THAN HOẠT TÍNH ĐẾN HÀM LƯỢNG ACID PHENOLIC VÀ VI SINH VẬT TRONG ĐẤT TRỒNG ĐỘC CANH ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA)

Yupeng He và cs.

International Conference on Civil, Transportation and Environment (ICCTE 2016)

Trong bài báo này, tỷ lệ than hoạt tính khác nhau đã được thêm vào đất trồng Rehmannia glutinosa độc canh vụ đầu và vụ thứ hai để điều chỉnh hàm lượng acid phenolic và khối lượng vi sinh vật và cải thiện môi trường đất sau khi thu hoạch liên tục. Kết quả cho thấy acid vanillic, vanillin và acid ferulic trong đất trồng độc canh đều giảm đi phần nào sau một chu kỳ sinh trưởng nửa năm. Tỷ lệ giữa nấm và vi khuẩn đã tăng lên trong đất sau 1 năm trồng Rehmannia glutinosa, trong khi giảm ở đất vụ thứ hai được bổ sung than hoạt tính. Tóm lại, bổ sung thêm 0,8% than hoạt tính vào đất trồng Rehmannia glutinosa có hiệu quả tốt nhất sau hai năm .

Nguyễn Thị Thúy

21. 

NONOMURAEA FUSCIROSEA SP. NOV., MỘT LOẠI XẠ KHUẨN ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ ĐẤT VÙNG RỄ CỦA REHMANNIA (REHMANNIA GLUTINOSA LIBOSCH)

Xinhui Zhang và cs.

International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology (2014), 64:1102–1107

Một xạ khuẩn mới, mẫu NEAU-dht8T được phân lập từ đất trồng vùng rễ địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch) và được xác định bằng phương pháp tiếp cận đa chiều. Vi sinh vật được tìm thấy có đặc điểm hình thái và hóa học điển hình của chi Nonomuraea. Hàm lượng G + C của DNA là 68,47 mol%. Trên cơ sở các nghiên cứu tương đồng trình tự gen 16S rRNA, mẫu xạ khuẩn NEAU-dht8T có liên quan chặt chẽ nhất với Nonomuraea maheshkhaliensis 16-5-14T (99,31%), Nonomuraea kuesteri GW 14-1925T (98,77%), Nonomuraea cox), Nonomuraea wenchangensis 210417T (98,44%), Nonomuraea bangladeshensis 5-10-10T (98,36%) và Nonomuraea salmonea DSM 43678T (98,0%); điểm tương đồng với các loài khác thuộc chi Nonomuraea thấp hơn 98%. Hai thuật toán tạo cây di truyền dựa trên trình tự gen 16S rRNA cho thấy mẫu vi sinh vật đã tạo thành một dòng nhánh có quan hệ gần nhất với  N. maheshkhaliensis 16-5-14T. Tuy nhiên, mức độ liên quan DNA - DNA thấp cho phép loài mới được phân biệt với N. maheshkhaliensis 16-5-14T. Mẫu NEAU-dht8T cũng có thể được phân biệt với các loài khác thuộc chi Nonomuraea cho thấy sự tương đồng trình tự gen 16S rRNA cao (98 .98,77%) bởi các đặc điểm hình thái và sinh lý. Do đó, NEAU-dht8T được coi là đại diện cho một loài mới thuộc chi Nonomuraea, dự kiến với tên Nonomuraea fuscirosea sp. Mẫu xạ khuẩn gốc là NEAU-dht8T (5CGMCC 4.7104T 5DSM 45880T).

Nguyễn Thị Thúy

 

22.

TƯƠNG TÁC GIỮA VI SINH VẬT VÙNG RỄ SỐNG TRONG MÔI TRƯỜNG DỊCH TIẾT TỪ RỄ  ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA) TRỒNG ĐỘC CANH LIÊN TIẾP

Linkun Wu và cs.

Scientific Reports 5(1):15871, October 2015

Chế độ độc canh liên tiếp làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng của địa hoàng (Rehmannia glutinosa). Mô hình trồng địa hoàng độc canh liên tiếp trong 4 năm làm giảm đáng kể sinh trưởng của địa hoàng. Hầu hết các acid phenolic trong dịch tiết rễ có hiệu ứng tích lũy theo thời gian trong điều kiện vô trùng, nhưng không được quan sát thấy ở đất vùng rễ trong điều kiện độc canh. Điều này cho thấy các vi khuẩn trong đất có thể liên quan đến sự thoái hóa và chuyển đổi axit phenolic từ các cây trồng độc canh. Phân tích T-RFLP và qPCR đã chứng minh sự khác biệt trong cả quẩn thể vi khuẩn và nấm đất qua quá trình độc canh. Độc canh kéo dài làm tăng mật độ Fusarium oxysporum, nhưng giảm mật độ Pseudomonas. spp. Sự phong phú của Pseudomonas spp. có lợi đối với hoạt động đối kháng chống lại F.oxysporum thấp hơn trong đất độc canh liên tiếp. Hỗn hợp axit phenolic với tỷ lệ tương tự được tìm thấy trong rễ có thể thúc đẩy sinh trưởng sợi nấm, bào tử, và sản sinh độc tố (3-Acetyldeoxynivalenol, 15-O-Acetyl-4-deoxynivalenol) F. oxysporum gây hại trong khi ức chế sự phát triển của Pseudomonas sp. có lợi. Nghiên cứu này chứng minh rằng  chế độ độc canh kéo dài có thể làm thay đổi cộng đồng vi sinh vật vùng rễ địa hoàng dẫn đến làm giảm đáng kể các vi sinh vật có lợi, tăng các vi sinh vật gây bệnh và sản sinh độc tố sống trong môi trường chất tiết ra từ rễ.

Nguyễn Thị Thúy

23. 

HỒ SƠ CHỨC NĂNG PHIÊN MÃ CUNG CẤP NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RỄ CỦ ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA)

Peng Sun và cs.

Frontiers in Plant Science 6:396, 2015

Địa hoàng (Rehmannia glutinosa), một loại thảo mộc thuộc họ Scrophulariaceae, được trồng rộng rãi ở phía Bắc của Trung Quốc. Rễ củ có đặc tính y học rất tốt; tuy nhiên, năng suất và chất lượng đang bị đe dọa bởi các stress sinh học và phi sinh học. Hiểu được quá trình phân tử của sự phát triển rễ củ có thể giúp xác định các mục tiêu mới để điều chỉnh nó. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng trình tự Illumina và lắp ráp trình tự de novo để có được một hệ phiên mã tham chiếu có liên quan đến sự phát triển của rễ củ. Sau đó, chúng tôi đã tiến hành phân tích định lượng RNA-seq để xác định hồ sơ biểu hiện gen của rễ bất định (AR), rễ bất định phình (TAR) và rễ củ đang phát triển (DTR). Hồ sơ biểu hiện đã xác định tổng cộng 6794 unigen được biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển rễ. Phân tích tin sinh học và hồ sơ biểu hiện gen cho thấy những thay đổi trong sinh tổng hợp phenylpropanoid, chuyển hóa tinh bột và sucrose, và sinh tổng hợp hormon thực vật trong quá trình phát triển của rễ. Hơn nữa, chúng tôi đã xác định và phân phối các chức năng giả định cho các gen liên quan đến sự phát triển của rễ củ, bao gồm các gen liên quan đến chuyển hóa carbohydrat chính, chuyển hóa hormone và điều khiển quá trình phiên mã. Nghiên cứu này cung cấp mô tả ban đầu về hồ sơ biểu hiện gen của AR, TAR và DTR, tạo điều kiện cho việc xác định các gen cần quan tâm. Hơn nữa, công việc của chúng tôi cung cấp những hiểu biết về các cơ chế phân tử liên quan đến sự phát triển của rễ củ và có thể hỗ trợ cho việc thiết kế và phát triển các chương trình chọn giống cải tiến cho nhiều giống địa hoàng khác nhau thông qua kỹ thuật di truyền.

Bùi Thị Xuân

24.

KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ MÃ VẠCH THẾ HỆ MỚI CHO THẤY SỰ THAY ĐỔI CỦA CỘNG ĐỒNG VI KHUẨN Ở BỀ MẶT RỄ VÀ XUNG QUANH VÙNG RỄ ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA) TÁI CANH

Linkun Wu và cs.

International Journal of Molecular Sciences, 2018, 19: 850

Sản lượng và chất lượng của địa hoàng (Rehmannia glutinosa) có thể bị giảm đáng kể bởi bệnh gây ra do trồng độc canh liên tiếp (tái canh). Hệ gen của các vi sinh vật liên quan đến rễ, cũng được biết đến như là hệ gen thứ hai của cây, được nghiên cứu để hiểu tác động của nó đối với sức khỏe của cây trồng. Phép phân tích kỹ thuật giải trình tự phụ thuộc vào nuôi cấy và không phụ thuộc vào nuôi cấy đã được áp dụng để đánh giá sự thay đổi của cộng đồng vi khuẩn đất trong vùng rễ và trên bề mặt rễ do trồng độc canh liên tiếp. Kết quả cho thấy hệ gen vi sinh vật liên kết với rễ (bao gồm cả hệ gen vi khuẩn trong vùng rễ và ở bề mặt rễ) đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường vùng rễ và tái canh liên tiếp nhiều năm. Trồng độc canh liên tục cây địa hoàng  (R. glutinosa) đã dẫn đến sự suy giảm đáng kể mật độ Phyla Firmicutes và Actinobacteria trong vùng rễ và ở bề mặt rễ. Hơn nữa, các họ Flavobacteriaceae, Sphingomonadaceae và Xanthomonadaceae phong phú hơn trong khi Pseudomonadaceae, Bacillaceae và Micrococcaceae giảm theo chế độ trồng độc canh liên tiếp. Ở bậc phân loại chi, PseudomonasBacillus và Arthrobacter phổ biến trong đất mới trồng cây nhưng giảm dần trong đất trồng độc canh liên tiếp. Bên cạnh đó, phép phân tích phụ thuộc vào nuôi cấy đã xác nhận sự hiện diện rộng rãi của Pseudomonas spp. và Bacillus spp. trong đất mới trồng cây và các hoạt động đối kháng mạnh mẽ của chúng giúp chống lại các mầm bệnh nấm. Tóm lại, trồng độc canh địa hoàng dẫn đến sự biến đổi hệ gen vi sinh vật liên kết với rễ với việc giảm mật độ các vi khuẩn có lợi, điều này có thể góp phần làm giảm các vi khuẩn đối kháng với các mầm bệnh nấm trong đất dưới chế độ trồng độc canh.

Bùi Thị Xuân

25.

PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ PROTEIN CỦA RỄ CỦ ĐỊA HOÀNG (RHEMANNIA GLUTIONSA)

BẰNG ITRAD CHO THẤY CÁC CƠ CHẾ PHÂN TỬ HÌNH THÀNH BỆNH TÁI CANH

Mingjie Li và cs.

Li et al. BMC Plant Biology (2017) 17:116

Sự phát triển bình thường của địa hoàng (Rehmannia glutinosa), một loài cây thuốc được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, bị ảnh hưởng  nghiêm trọng bởi bệnh tái canh. Sự hình thành bệnh tái canh thường liên quan đến sự tương tác giữa các cây trồng, các độc tố của cây và vi sinh vật; tuy nhiên, những mối quan hệ này vẫn chưa được làm rõ. Do đó mà hiện tại chưa có biện pháp hiệu quả nào xử lý bệnh tái canh điạ hoàng.

Kết quả: Trong nghiên cứu này, một hệ gen tổng hợp phiên mã R. glutinosa đã được xây dựng, từ đó thu được một thư viện protein R. glutinosa . Sau đó công nghệ iTRAQ đã được dùng để nghiên cứu những thay đổi của protein trong rễ R. glutinosa tái canh và các protein phản ứng với bệnh tái canh được xác định. Một hệ gen tổng hợp phiên mã R. glutinosa từ các giai đoạn phát triển khác nhau của R. glutinosa tái canh và sinh trưởng bình thường đã tạo ra 65.659 đoạn phiên mã, được dịch chính xác thành 47.818 protein. Từ nguồn dữ liệu này đã tìm được tập hợp 189 protein có khác biệt đáng kể giữa cây R. glutinosa sinh trưởng bình thường và cây tái canh. Các protein của R. glutinosa tái canh thay đổi đáng kể, hầu hết đều liên quan đến sự chuyển hóa, phản ứng miễn dịch, sự hình thành ROS, sự chết tế bào được lập trình, stress ER và tổng hợp lignin.

Kết luận: Kết hợp các dữ kiện quan trọng này và kết quả của các nghiên cứu trước đây về sự hình thành bệnh tái canh, một mô tả mới về các cơ chế gây hại của bệnh tái canh đã được thực hiện. Bệnh tái canh đã làm thay đổi sự cân bằng trao đổi chất của R. glutinosa, hoạt hóa hệ thống bảo vệ miễn dịch, làm tăng ROS và các enzyme chống oxy hóa và khởi động quá trình chết của tế bào và sự già hóa của R. glutinosa tái canh. Ngoài ra, tích tụ lignin ở rễ R. glutinosa tái canh kìm hãm đáng kể sự hình thành rễ củ. Các quá trình chính này cung cấp những hiểu biết quan trọng về các cơ chế cơ bản dẫn đến sự hình thành bệnh tái canh và cũng tạo tiền đề cho sự phát triển các biện pháp phòng trừ mới để nâng cao năng suất và chất lượng của các cây tái canh.

Bùi Thị Xuân

26.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MICROSATELLITES TỪ HỆ GEN PHIÊN MàREHMANNIA GLUTINOSA VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN GIỮA CÁC LOÀI RHEMANNIA

Chun-yanLiu và cs.

Biochemical Systematics and Ecology,Volume 59, April 2015:  177-182

Địa hoàng (Rehmannia glutinosa) là một loài cây thuốc truyền thống nổi tiếng, có giá trị của Trung Quốc. Tuy nhiên, nền tảng di truyền của R. glutinosa và các loài liên quan phần lớn vẫn còn chưa được nghiên cứu do còn thiếu các gene chỉ thị phân tử. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát triển 15 chỉ thị microsatellit đa hình từ cơ sở dữ liệu hệ phiên mã của Rehmannia glutinosa và xác định sự đa dạng di truyền giữa các loài Rehmannia . Tổng cộng có 11,048 đoạn trình tự liên tục chứa locus SSR hoàn chỉnh được phân lập từ 374,444 transcriptome read của R. glutinosa. Trong số đó, đơn vị lặp lại tetranucleotide là loại SSR chính, chiếm 27% trong tất cả các kiểu lặp lại, tiếp theo là các các đoạn trình tự pentanucleotide, trinucleotide, dinucleotide và hexanucleotide. Phân tích đa dạng di truyền cho thấy số lượng alen trên mỗi locus dao động từ 3 đến 16, với giá trị trung bình là 9 và hàm lượng chỉ số đa hình di truyền trung bình là 0,71. Tỷ lệ dị hợp tử quan sát (H o) và tỷ lệ dị hợp tử mong đợi ( E ) tương ứng là 0,21-0,54 và 0,24-0,34, cho thấy mức độ tương đối thấp của đa dạng di truyền trong Rehmannia . Cả phân tích cụm và phân tích sai khác (PCoA) đều chứng minh các quần thể từ các loài Rehmannia giống nhau hình thành nhánh riêng biệt, Rehmannia glutinosaRehmannia solanifolia và Rehmannia henryi có liên quan chặt chẽ trong khi Rehmannia piasezkii được tách ra từ các loài khác. Nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra được một phương pháp nhanh chóng và đơn giản để xây dựng các microsatellites và những bộ chỉ thị SSR mới này đã cung cấp một công cụ hiệu quả để nghiên cứu di truyền quần thể của Rehmannia.

Bùi Thị Xuân

27.

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA REHMANNIA GLUTINOSA BIẾN ĐỔI  GEN CHỨA VỎ PROTEIN  KHÁNG TMV VÀ CMV

Zhongqiu Teng và cs.

Molecules 2016, 21, 1134

Virus thực vật, đặc biệt là virus khảm thuốc lá (TMV) và virus khảm dưa chuột (CMV) là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với địa hoàng (Rehmannia glutinosa), một loại thảo dược chất lượng cao ở Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, cây địa hoàng Rehmannia glutinosa Libosch. kháng TMV và CMV được tạo ra bằng cách chuyển đổi gen protein (CP) của TMV và CMV vào địa hoàng thông qua quy trình chuyển gen trung gian Agrobacterium tumefacies. Sự đồng hóa và biểu hiện của các gen chuyển TMV CP và CMV CP trong 2 dòng, LBA-1 và LBA-2, đã được xác định bằng PCR, Southern blot và RT-PCR. Cả LBA-1 và LBA-2 đều có khả năng kháng lại sự lây nhiễm của các chủng TMV và CMV tương đồng. Chất lượng của rễ củ địa hoàng biến đổi gen được đánh giá dựa trên phân tích dấu vân tay và phân tích định lượng  thành phần hoá học so với rễ củ đối chứng. Những kết quả này cho thấy thành phần hóa học của rễ củ địa hoàng biến đổi gen tương tự như rễ củ không biến đổi gen, cho thấy chất lượng dược liệu và an toàn sinh học của dược liệu địa hoàng biến đổi gen tương đương với dược liệu không chuyển gen khi được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM)

Bùi Thị Xuân

28.

VI NHÂN GIỐNG ĐỊA HOÀNG (REHMANNIA GLUTINOSA LIBOSCH): TẠO RA PHENOLIC VÀ FLAVONOID VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA

Ewelina Pia˛tczak và cs.

Acta Physiol Plant (2014) 36:1693–1702

Địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch), một loại cây thuốc có giá trị, đã được nhân giống in vitro thành công bằng cách sử dụng chồi ngọn làm mẫu cấy. Sự tạo chồi được thực hiện trong các ống thủy tinh và trong bioreactor có bổ sung dinh dưỡng. Một hỗn hợp gồm 0,1 mg L-1 indol-3-acetic acid (IAA) và 1,0 mg L-1 của 6-benzylaminopurie trong môi trường thạch agar Murashige và Skoog (MS) đã cho kết quả tạo ra nhiều chồi nhất, sản lượng 8,2 chồi cho mỗi mẫu cấy sau 4 tuần nuôi cấy trong ống thủy tinh. Số lượng chồi tăng lên 21 cho mỗi lần cấy khi sử dụng cùng một tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng trong lò phản ứng sinh học rắc chất dinh dưỡng. Các chồi rễ với hiệu suất đạt 93% sau 6 tuần nuôi cấy trên môi trường agar MS được bổ sung IAA (0,1 mg L-1) trước khi được luyện trong môi trường trong nhà kính. Các hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất methanolic từ lá và rễ từ cây tái sinh in vitro của R. glutinosa được trồng trong nhà kính được đánh giá bằng bốn thí nghiệm in vitro: quét các gốc tự do (DPPH và ABTS), khử kim loại chuyển tiếp và hoạt tính chống oxy hóa toàn phần với thuốc thử phosphomolybdenum. Ở tất cả thí nghiệm, chiết xuất methanolic từ lá thể hiện hoạt tính chống oxy hóa tốt hơn so với những chất đó lấy từ rễ. Mối tương quan mạnh mẽ đã được tìm thấy giữa hàm lượng phenolic và flavonoid tổng số và khả năng chống oxy hóa của các chất chiết xuất được nghiên cứu.

Bùi Thị Xuân

29. 

NÂNG CAO ĐỘC TỐ TRICHOTHECENE CỦA NẤM FUSARIUM OXYSPORUM BẰNG ACID FERULIC GÂY THIỆT HẠI OXY HÓA LỚN CHO REHMANNIA GLUTINOSA LIBOSCH

Zhen Fang Li1 và cs.

Scientific Reports, 2016, 6:33962

 Rehmannia glutinosa là một loại thảo dược quan trọng không thể trồng lại trên cùng một cánh đồng do ảnh hưởng của các chất autotoxic. Ảnh hưởng của các chất này đối với R. glutinosa trong các hệ thống cây trồng liên tục vẫn chưa được biết đến. Trong nghiên cứu này, Phương pháp bioassay cho kết quả R. Glutinosa có sự giảm tăng trưởng nghiêm trọng và các chỉ số bệnh cao hơn khi xử lý FO + FA (F.oxysporum được xử lý trước bằng axit ferulic). Sự gia tăng trong hàm lượng của MDA và H2O2  xử lý FA + FO lớn hơn so với chỉ xử lý FA hoặc FO tương ứng. Kết quả này phù hợp với các hoạt tính của enzyme trong cây con tăng lên theo thời gian xử lý. Để xác định các yếu tố chính làm tăng khả năng gây bệnh của các loại độc tố FO, macroconidia và trichothecene gây ra bởi FO đã được tách ra và sử dụng để xử lý cây con R. glutinosa. Hàm lượng MDA và H2O2 trong cây con đã xử lý với deoxynivalenol và xử lý FA + FO là như nhau. Định lượng biểu hiện tương đối của một số gen nhất định liên quan đến quá trình tải nạp tín hiệu Ca2 + cho thấy độc tố nấm trichothecene đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng khả năng gây bệnh của FO. Tóm lại, FA không chỉ trực tiếp làm tăng thiệt hại oxy hóa của R. glutinosa mà còn làm tăng triệu chứng héo bằng cách thúc đẩy sự bài tiết độc tố nấm mốc trichothecene bởi FO.

Bùi Thị Xuân

30. 

KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH VÀ NĂNG SUẤT CAO CỦA GIỐNG ĐỊA HOÀNG “TOKANG’’

Sang-Hoon Lee và cs.

Korean J. Breed Sci 2017 (1): 036-40

 Giống địa hoàng mới có tên ‘Tokang”, có nguồn gốc từ hạt giống ‘Jihwang 1’ bởi nhóm chọn tạo giống cây dược liệu của Viện Khoa học Trồng trọt và Thảo dược Quốc gia (National Institute of Horticulture and Herbal Scienc), RDA năm 2009. Đặc điểm của giống là có hoa màu hồng, vỏ hạt màu nâu đậm, vỏ rễ màu vàng nhạt. Hàm lượng catalpol và chất chiết được cao hơn giống ‘Jihwang 1’ (giống ban đầu). Hàm lượng catalpol là 4,55% và chất chiết được là 71,2%. Giống địa hoàng mới này cho thấy khả năng kháng bệnh thối rễ mạnh hơn so với giống ‘Jihwang 1’. Các thí nghiệm về năng suất tương ứng với vùng trồng được thực hiện tại ba địa điểm khác nhau từ năm 2007 đến 2009. Năng suất trung bình của giống ‘Tokang, là 21,1 tấn/ha, cao hơn 12% so với giống ban đầu ‘Jihwang 1’. Giống địa hoàng này có thể thích nghi với hầu hết các khu vực tại Hàn Quốc, ngoại trừ các khu vực miền núi. (Đăng ký số 4725).

Trịnh Văn Vượng

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả

Ba gạc bốn lá

Ba gạc Cu Ba cây nhỏ, sống nhiều năm, cao 1- 2 m, phân cành nhiều, lá mọc vòng. Ra hoa từ tháng 4 kéo dài đến tháng 6 - 7. Quả chín từ tháng 8 - 9 đến tháng10 - 11. Quả đôi, dính chặt vào nhau, vỏ ngoài cứng khi chín có mầu đỏ sau đến tím đen.