Danh mục sản phẩm
Lượt truy cập
  • 2
  • 1760
  • 1,084,801

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 2 NĂM 2023

  13/12/2023

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 2 NĂM 2023: HUYỀN SÂM VÀ NHÂN TRẦN

 

Huyền sâm

DƯỢC , HÓA THỰC VẬT VÀ CÁCH SỬ DỤNG TRUYỀN THỐNG CỦA HUYỀN SÂM - SCROPHULARIA NINGPOENSIS HEMSL.

Dan Ren và cs.

Journal of Ethnopharmacolog. 2021 April; 269: 113688.

 

Cơ sở dược học dân tộc: Scrophularia ningpoensis Hemsl. (được gọi là Xuanshen, Huyền sâm) đã được sử dụng ở Trung Quốc trong nhiều thế kỷ như một dược liệu cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như viêm, tăng huyết áp, ung thư và đái tháo đường.

Mục đích của nghiên cứu: Cung cấp thông tin cập nhật về thực vật học, dược lý, hóa thực vật, dược động học, cách sử dụng truyền thống và tính an toàn của Huyền sâm để làm nổi bật các nghiên cứu cần thực hiện trong tương lai và tiềm năng sử dụng của dược liệu này.

Vật liệu và phương pháp: Tất cả thông tin về Huyền sâm được lấy từ cơ sở dữ liệu khoa học bao gồm ScienceDirect, Springer, PubMed, Sci Finder, Cơ sở dữ liệu kiến thức tích hợp từ Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia Trung Quốc (CNKI), Google Scholar và Baidu Scholar. Thông tin bổ sung được thu thập từ các sách về thảo dược Trung Quốc, luận án tiến sĩ, và luận văn thạc sĩ. Phân loại thực vật đã được xác minh bởi cơ sở dữ liệu “Danh sách thực vật” (http://www.theplantlist.org).

Kết quả: Huyền sâm có tác dụng hạ sốt, giải độc và bổ 'Âm' trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM). Hơn 162 hợp chất đã được phân lập và xác định từ Huyền sâm bao gồm các iridoid và iridoid glycosid, phenylpropanoid glycosid, acid hữu cơ, tinh dầu dễ bay hơi, terpenoid, saccharid, flavonoid, sterol và saponin. Các hợp chất này có nhiều đặc tính dược lý đa dạng tác động đến hệ tim mạch, gan và thần kinh, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại chứng viêm, tổn thương oxy hóa và hình thành ung thư.

Kết luận: Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã khẳng định, Huyền sâm là một loại dược liệu quý của Trung Quốc, có nhiều công dụng dược lý trong điều trị các bệnh về tim mạch, đái tháo đường và gan. Tác dụng chính của Huyền sâm có thể là do các iridoid glycosid và phenylpropanoid glycosid; tuy nhiên, thông tin chi tiết về cơ chế phân tử, chuyển hóa, độc tính và mối quan hệ cấu trúc-chức năng của các hoạt chất còn hạn chế. Cần nghiên cứu toàn diện hơn để đánh giá dược tính của Huyền sâm.

Đặng Viết Hậu

CÁC PHENYLPROPANOID GLYCOSID TỪ HUYỀN SÂM - SCROPHULARIA NINGPOENSIS

Yi-Ming Li và cs.

Phytochemistry. 2000 Mar; 54: 923-925

 

Ba phenylpropanoid glycosid có tên là ningposid A (3-O-acetyl-2-O-feruloyl-α-L-rhamnopyranose), B (4-O-acetyl-2-O-feruloyl-α-L-rhamnopyranose) và C (3-O-acetyl-2 -O-p-hydroxycinnamoyl-α-L-rhamnopyranose) cùng với các chất đã biết sibiriosid A, cistanosid D, angerosid C, acteosid, decaeoylactosid và cistanosid F đã thu được từ rễ của huyền sâm - Scrophularia ningpoensis.

Đặng Viết Hậu

MỘT IRIDOID GLYCOSID MỚI TỪ HUYỀN SÂM - SCROPHULARIA NINGPOENSIS
Zheng-Rui Niu và cs.

Natural Product Research. 2009 Sep; 23(13): 1181-1188

Một iridoid glycosid mới, tên là 6ʹ-O-cinnamoylharpagid (1), đã được phân lập từ rễ của huyền sâm (Scrophularia ningpoensis, họ Scrophulariaceae) cùng với chín hợp chất đã biết, harpagid (2), harpagosid (3), 8-O-feruloylharpagid (4), 8-O-(p-coumaroyl)harpagid (5), 6-O-metylcatalpol (6), aucubin (7), buergerinin B (8), teuhircosid (9) và 6-O-cinnamoyl-D-glucopyranose (10). Hợp chất 10 thu được dưới dạng hỗn hợp không thể tách rời của 6-O-cinnamoyl-β-D-glucopyranose và 6-O-cinnamoyl-β-D-glucopyranose với tỷ lệ 1:1, có lẽ là được hình thành do sự phân cắt hợp chất 1. Cấu trúc của các hợp chất được xác định dựa trên phân tích hóa học và các phương pháp phổ.

Đặng Viết Hậu

HAI HỢP CHẤT MỚI TỪ RỄ CỦA HUYỀN SÂM SCROPHULARIA NINGPOENSIS VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG VIÊM CỦA CHÚNG
Yu-Feng Huo và cs.

Journal of Asian Natural Products Research2019 Nov; 21(11): 1083-1089.

Với mục đích nhằm khảo sát các thành phần có hoạt tính sinh học có tác dụng kháng viêm từ rễ cây huyền sâm (Scrophularia ningpoensis), hai các hợp chất mới (1 và 3) được phân lập từ dịch chiết của rễ của loài này. Cấu trúc của chúng được xác định dựa trên phân tích các phương pháp phổ (UV, IR, NMR và MS), cũng như phân tích thực nghiệm và tính toán nhị sắc tròn điện tử (ECD). Tất cả các hợp chất đã phân lập được thử khả năng kháng viêm thông qua ức chế sản sinh NO trong các tế bào BV2 gây bởi lipopolysacarid. Hợp chất 2 biểu hiện tác dụng chống viêm mạnh hơn (77,65%) so với đối chứng dương curcumin (69,75%) ở nồng độ 10 µM.

Đặng Viết Hậu

CÁC IRIDOID MỚI TỪ HUYỀN SÂM - SCROPHULARIA NINGPOENSIS
 

Qing-juan Ma và cs.

Chemical and Pharmaceutical Bulletin. 2017; 65 (9): 869-873.

 

Năm hợp chất mới bao gồm năm iridoid (1-5) và sáu hợp chất đã biết đã được phân lập từ thân rễ của huyền sâm (Scrophularia ningpoensis). Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng phân tích dữ liệu phổ NMR, IR và MS. Các tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được đã được đánh giá. Hợp chất 11 thể hiện tác dụng ức chế đáng kể đối với sự sản sinh NO trong các tế bào đại thực bào RAW264.7 gây bởi lipopolysaccharid.

Đặng Viết Hậu

RỄ CỦ HUYỀN SÂM: TỔNG QUAN VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG DINH DƯỠNG VÀ DƯỢC PHẨM

 

Hae-Jin Lee và cs.

Molecules. 2021; 26(17): 5250

Dược liệu huyền sâm (Scrophulariae Radix, SR) có vai trò như một cây thuốc quan trọng, được dùng để chữa sốt, sưng tấy, táo bón, viêm vùng họng, viêm thanh quản, viêm dây thần kinh, đau họng, thấp khớp và viêm khớp ở châu Á trong hơn hai nghìn năm qua. Trong bài báo này, các nghiên cứu được công bố về hai loài Scrophularia buergeriana (SB) và Scrophularia ningpoensis (SN) trong 20 năm gần nhất đã được tập hợp lại, các hoạt tính sinh học của SB và SN được đánh giá dựa trên các nghiên cứu in vitro và in vivo. SB thể hiện tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa rối loạn xương, bảo vệ thần kinh, chống mất trí nhớ và chống dị ứng; SN cho thấy tác dụng bảo vệ thần kinh, chống apoptotic (tự chết theo chương trình của tế bào), chống mất trí nhớ và chống trầm cảm; trong khi SR thể hiện tác dụng tăng cường miễn dịch và bảo vệ tim mạch thông qua các thử nghiệm in vitro và in vivo. SB và SN đều được biết đến với tác dụng bảo vệ thần kinh và chống mất trí nhớ. Nghiên cứu này đã đánh giá khả năng ứng dụng của SB và SN trong ngành công nghiệp dinh dưỡng, thực phẩm chức năng và dược phẩm. Cần có các nghiên cứu sâu hơn về độc tính và thử nghiệm lâm sàng, về hiệu quả và độ an toàn của rễ Huyền sâm, bao gồm trên cả hai loài SB và SN.

Nguyễn Trà My

SO SÁNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RỄ CỦ HUYỀN SÂM ĐƯỢC CHẾ BIẾN BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU DỰA TRÊN UFLC-MS KẾT HỢP VỚI PHÉP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN

 

Shengnan Wang và cs.

Journal of Chromatographic Science. 2018; 56(2): 122-130

Dược liệu huyền sâm (Scrophulariae Radix) là một trong những vị thuốc truyền thống phổ biến nhất của y học cổ truyền Trung Quốc (TCMs). Quá trình chế biến huyền sâm là một mắt xích quan trọng có liên quan chặt chẽ đến chất lượng của sản phẩm này trong TCM. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp xử lý khác nhau đến các thành phần hóa học của dược liệu Huyền sâm. Sự khác biệt về thành phần hóa học trong dược liệu Huyền sâm khi chế biến bằng các phương pháp khác nhau và được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng cực nhanh bốn tứ cực ghép nối với khối phổ (UFLC-QTOF-MS), kết hợp với phân tích thành phần chính và phân tích trực giao bình phương tối thiểu từng phần. Hơn nữa, hàm lượng của 12 thành phần khác nhau trong dược liệu huyền sâm được chế biến bằng các phương pháp khác nhau đã được xác định đồng thời bằng UFLC-QTOF-MS. Phân tích quan hệ Gray được thực hiện để đánh giá hàm lượng của 12 thành phần theo các phương pháp chế biến khác nhau. Các kết quả đã minh chứng rằng dược liệu huyền sâm chế biến bằng “phương pháp hấp” là tốt hơn cả. Nghiên cứu này cho biết các thông tin cơ bản nhằm làm sáng tỏ quy luật biến đổi thành phần hóa học trong dược liệu huyền sâm chế biến bằng các phương pháp khác nhau và giúp cho việc lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp vị thuốc y học cổ truyền này.

Nguyễn Trà My

TÁC DỤNG BẢO VỆ THẦN KINH CỦA THÂN RỄ HUYỀN SÂM TRÊN BỆNH THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ VÀ TỔN THƯƠNG TÁI TƯỚI MÁU THÔNG QUA CON ĐƯỜNG MAPK

 

Xiaobo Meng và cs.

Molecules. 2018; 23(9): 2401

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là một bệnh mạch máu não phổ biến trên lâm sàng với các nguy cơ chính bao gồm tế bào não bị hoại tử, chết theo chương trình (apoptosis) và nhồi máu não, tất cả đều gây ra bởi sự thiếu máu não và tái tưới máu (I/R). Việc ức chế thiếu máu cục bộ và tổn thương do tái tưới máu não hoặc ức chế apoptosis trong mô não người có thể tạo ra tác dụng bảo vệ không thể thay thế đối với các dây thần kinh thiếu máu cục bộ. Quá trình này có ý nghĩa đặc biệt trong việc điều trị bệnh nhân đột quỵ. Tuy nhiên, việc phát triển các loại thuốc bảo vệ thần kinh vẫn còn nhiều thách thức. Dược liệu huyền sâm (Scrophulariae Radix), theo truyền thống được coi là một loại thuốc quý, đã được phát hiện có tác dụng bảo vệ thần kinh. Để khám phá tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết nước từ thân rễ Huyền sâm (RSAE) đối với tình trạng thiếu máu cục bộ/tái tưới máu não và các cơ chế tác động, mô hình thiếu hụt oxy-glucose và tái tưới máu (OGD/R) trên các tế bào PC12 đã được sử dụng và mô hình gây tắc động mạch não giữa/tái tưới máu (MCAO/R) trên chuột đã được thiết lập. Kết quả in vitro cho thấy ở nồng độ 12,5 µg/mL RSAE cải thiện rõ rệt khả năng sống sót của tế bào; ức chế rò rỉ lactate dehydrogenase (LDH); tăng hoạt động của enzyme SOD, GSH-Px và CAT; ổn định điện thế màng ty thể; và làm giảm tổn thương tế bào và quá trình apoptosis gây bởi OGD. Ngoài ra, kết quả in vivo sơ bộ gợi ý rằng trong mô hình MCAO/R ở chuột, việc điều trị bằng RSAE làm giảm thể tích vùng nhồi máu; giảm hàm lượng nước trong não và làm giảm nồng độ nitric oxid (NO) và malondialdehyd (MDA); ức chế các khiếm khuyết thần kinh do I/R gây ra; giảm mức độ giải phóng LDH ra ngoại bào; cải thiện khả năng chống oxy hóa bằng cách gia tăng hoạt động của enzyme SOD, GSH-Px và CAT; và giảm quá trình apoptosis của tế bào thần kinh, giảm hoại tử và mất tế bào thần kinh. Hơn nữa, kết quả ghi nhận RSAE đã làm gia tăng biểu hiện Bcl-2 và suy giảm biểu hiện của Bax. Ngoài ra, mức độ phosphoryl hóa của đường dẫn tín hiệu MAPK đã được làm sáng tỏ thông qua phân tích Western blot và đánh giá qua hóa mô miễn dịch. Tóm lại, nghiên cứu này đã nghiên cứu các tác động bảo vệ thần kinh và cơ chế tiềm năng của RSAE đối với tổn thương I/R não khu trú ở chuột. Dược liệu huyền sâm trước đây đã được xác định là một loại dược liệu tự nhiên có tiềm năng bảo vệ thần kinh. Do đó, kết quả của chúng tôi có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc trong việc khám phá các hợp chất hoặc thuốc hoạt tính mới để điều trị đột quỵ não do thiếu máu cục bộ. Nhiều hoạt chất tự nhiên mới trong chiết xuất này có thể được phát hiện bằng cách phân lập và định danh hóa học; và có thể cung cấp những hiểu biết mới cho các mục tiêu điều trị ở bệnh nhân đột quỵ.

Trần Huyền Trang- Lê Bích Nhài 

TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT ETHANOL TỪ RỄ HUYỀN SÂM ĐỐI VỚI VIỆC TÁI CẤU TRÚC TÂM THẤT Ở CHUỘT

 

Xiao Yan Huang và cs.

Phytomedicine2012; 19(3-4): 193-205

:

Mục đích: Để khám phá tác dụng của cao chiết ethanol từ rễ Huyền sâm (EERS) đối với việc tái cấu trúc tâm thất ở chuột cống.

Phương pháp: Chuột cống bị thắt động mạch vành (CAL) được chia ngẫu nhiên thành 5 nhóm: mô hình CAL; CAL uống 40 mg/kg captopril; CAL uống 60 mg/kg, 120 mg/kg, 240 mg/kg EERS. Chuột phẫu thuật đối chứng (Sham operation) được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm đối chứng sinh lý và nhóm đối chứng uống 120 mg/kg EERS. Chuột được uống captopril/cao chiết tương ứng hoặc nước trong 14 tuần. Chỉ số cân nặng thất trái (LVWI) và chỉ số cân nặng tim (HWI) được xác định. Mô cơ tim bị nhuộm màu với hematoxylin và eosin hoặc acid picric/đỏ Sirius để đo diện tích mặt cắt ngang của tế bào cơ tim hoặc hàm lượng collagen tương ứng. Nồng độ hydroxyprolin (Hyp), matrix metalloproteinase 2 (MMP-2), angiotensin II (Ang II), aldosteron (ALD), endothelin 1 (ET-1), peptid lợi niệu tâm nhĩ (ANP), yếu tố hoại tử khối u (TNF- α) và hoạt tính renin (RA) trong cơ tim hoặc huyết thanh được xác định. Realtime RT-PCR được sử dụng để phát hiện biểu hiện mRNA của enzyme chuyển angiotensin (ACE), ET-1 và ANP.

Kết quả: EERS có thể làm giảm đáng kể LVWI và HWI, giảm nồng độ Hyp trong mô tim và giảm lắng đọng collagen, làm giảm diện tích mặt cắt tế bào cơ tim, giảm nồng độ của Ang II trong mô, ET-1, ANP và TNF-α. EERS cũng có thể điều chỉnh giảm biểu hiện mRNA của ACE, ET-1 và ANP trong cơ tim.

Kết luận: EERS làm suy giảm quá trình tái cấu trúc tâm thất. Các cơ chế có thể liên quan đến việc hạn chế kích hoạt quá mức RAAS, TNF-α và điều chỉnh một số biểu hiện gen liên quan đến bệnh tim phì đại.

Lê Bích Nhài 

TÁC DỤNG CỦA RỄ HUYỀN SÂM ĐỐI VỚI BỆNH CƯỜNG GIÁP ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ BẰNG PHÂN TÍCH CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA VÀ DƯỢC LÝ MẠNG LƯỚI

 

Ning Zhang và cs.

Frontiers in Pharmacology. 2021 Sep 282: 727735

 

Rễ huyền sâm (Radix Scrophulariae), một loại thảo dược cổ truyền của Trung Quốc, được sử dụng để điều trị bệnh cường giáp, và trong nghiên cứu này, cơ chế của rễ huyền sâm được đánh giá bằng phân tích các chất chuyển hóa và dược lý hệ thống (system pharmacology). Để nghiên cứu tác dụng chống cường giáp của rễ huyền sâm, mô hình chuột đực SD (180-220 g) mắc bệnh cường giáp gây bởi Euthyrox đã được sử dụng. Ba mươi con chuột được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm: nhóm đối chứng bệnh, nhóm điều trị với rễ huyền sâm (nhóm RS) và nhóm đối chứng khỏe mạnh. Sử dụng phương pháp nghiên cứu các chất chuyển hóa bằng UHPLC/Q-TOF-MS, người ta phát hiện 44 chất chuyển hóa bị thay đổi nhiều trong nhóm bệnh lý và nồng độ của các chất đánh dấu sinh học này đã giảm đáng kể sau khi điều trị bằng rễ huyền sâm. Bốn mươi bốn chất chuyển hóa và 13 con đường truyền tín hiệu liên quan đến rễ Huyền sâm, bao gồm sinh tổng hợp acid béo không bão hòa, sinh tổng hợp acid mật và chuyển hóa sphingolipid, đã được nghiên cứu. Chuyển hóa acid linoleic và chuyển hóa sphingolipid được xác định là con đường trao đổi chất có liên quan nhất. Ngoài ra, mô hình dược lý hệ thống còn cho thấy rằng rễ huyền sâm chứa 83 hoạt chất có liên quan đến 795 gen và 804 gen bệnh có liên quan đến bệnh cường giáp. Việc xây dựng mạng lưới bệnh cường giáp-đích tác dụng-thành phần hóa học của rễ huyền sâm đã xác định được tổng cộng 112 gen liên quan. Các gen mục tiêu biểu hiện nhiều đã được phân tích và năm con đường được phát hiện là có liên quan nhiều. Trong số các con đường đó, con đường truyền tín hiệu HIF có điểm số tương quan nhiều nhất, điều này cho thấy rằng con đường này có thể là con đường truyền tín hiệu chính liên quan đến việc điều trị bệnh cường giáp bằng rễ huyền sâm. Phương pháp tiếp cận tích hợp các chất chuyển hóa và dược lý mạng lưới cho thấy rằng rễ huyền sâm có thể đóng vai trò trong điều trị bệnh cường giáp thông qua điều chỉnh con đường “IL6-APOA1-cholesterol” và làm rối loạn con đường truyền tín hiệu HIF. Kết quả chứng minh rằng sự kết hợp giữa nghiên cứu các chất chuyển hóa và dược lý mạng lưới có thể được sử dụng để giải thích tác dụng của rễ huyền sâm đối với mạng sinh học và trạng thái trao đổi chất của bệnh cường giáp, đồng thời đánh giá được hiệu quả của rễ Huyền sâm và các cơ chế tác động có liên quan.

Lê Bích Nhài

Phân tích đặc trưng và so sánh các bộ gen lục lạp của cây dược liệu Scrophularia ningpoensis và các các loài nhầm lẫn phổ biến của nó (Scrophulariaceae)

Guo và cs.

International Journal of Molecular Sciences. 2023; 24(12): 10034 

 

Scrophularia ningpoensis, một loài cây thuốc lâu năm thuộc họ Scrophulariaceae, là loài gốc của dược liệu huyền sâm theo quy định trong Dược điển Trung Quốc. Loại dược liệu này thường được bị thay thế hoặc bị nhầm lẫn bởi các loài có quan hệ gần khác bao gồm S. kakudensis, S. buergeriana và S. yoshimurae. Dựa trên thực tế giữa các loài trong chi có quan hệ tiến hóa phức tạp và khó phân biệt bằng hình thái, bộ gen lục lạp của bốn loài Scrophularia kể trên đã được giải trình tự và mô tả. Phân tích so sánh bộ gen cho thấy mức độ bảo thủ cao về cấu trúc, cách sắp xếp gen và hàm lượng trong loài, với kích thước đầy đủ là 153.016–153.631 bp, mã hóa 132 gen, bao gồm 80 gen mã hóa protein, 4 gen mã hóa rRNA, 30 gen mã hóa tRNA và 18 gen lặp. Chúng tôi đã xác định được 8 vùng gen lục lạp có tính biến đổi cao và 39-44 vùng SSR là các chỉ thị phân tử tiềm năng cho các nghiên cứu tiếp theo để xác định các loài thuộc chi. Mối quan hệ phát sinh chủng loại nhất quán của S. ningpoensis và các loài nhầm lẫn phổ biến của nó lần đầu tiên được thiết lập thông qua sử dụng tổng cộng 28 bộ gen lục lạp từ họ Scrophulariaceae. Trong nhóm đơn ngành, S. kakudensis được xác định là loài phân kỳ sớm nhất, tiếp theo đó là S. ningpoensis. Trong khi đó, S. yoshimurae và S. buergeriana được phân nhóm lại với nhau thành các nhánh chị em. Nghiên cứu của chúng tôi minh họa rõ ràng hiệu quả của bộ gen lục lạp trong việc xác định loài S. ningpoensis và các loài nhầm lẫn của nó, đồng thời cũng góp phần bổ sung thông tin về các quá trình tiến hóa trong chi Scrophularia.

Nguyễn Hoàng

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU TỪ MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỘC HỌ SCROPHULARIACEAE

Thao Nguyen Luu & Hong Thien Van

Plant Science Today. 2022; 9(3): 610–617

 

Scrophulariaceae là một họ thực vật lớn, các báo cáo cho biết nhiều loài thuộc họ này chứa nhiều hoạt chất sinh học và đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Tinh dầu chiết xuất từ các loài thuộc họ này chủ yếu có chứa monoterpen hydrocarbon, monoterpen oxy hóa, sesquiterpen hydrocarbon, sesquiterpen oxy hóa và non-terpenes. Hơn nữa, các loại tinh dầu này còn thể hiện nhiều hoạt tính sinh học, như kháng khuẩn, chống oxi hoá, trừ sâu, vv…Tổng  quan này nhằm mục tiêu cung cấp thông tin tổng quát về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của các loại tinh dầu chiết xuất từ các loài thuộc họ Scrophulariaceae. Thêm vào đó, bài tổng quan này cũng giới thiệu về tiềm năng sử dụng các loại tinh dầu này trong trị liệu và cung cấp các minh chứng để sử dụng các loài này trong y học trong tương lai. 

Lê Thị Thu Hồng

PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP CHUYỂN HÓA VÀ GIẢI TRÌNH TỰ GEN 16S rRNA TRONG KHÁM PHÁ CÁC CON ĐƯỜNG PHÂN TỬ VÀ CÁC MỤC TIÊU TIỀM NĂNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM

 Lu  và cs.

RSC Adv. 2019; 9(57): 33354–33367.

Để đánh giá tác động của hệ vi sinh vật manh tràng đối với kiểu hình trao đổi chất trong phân dưới tác động của dược liệu huyền sâm (tên tiếng Trung: Xuanshen), phương pháp tích hợp bao gồm giải trình tự gen 16S rRNA kết hợp với phân tích hệ chuyển hóa trong phân dựa trên sắc ký lỏng hiệu năng cực cao/ đo khối phổ thời gian bay (UHPLC/TOF-MS) đã được sử dụng trên chuột điều trị bằng dược liệu huyền sâm. Điều thú vị là dược liệu huyền sâm gây ra thay đổi đáng kể đối với hệ vi sinh vật đường ruột cả ở cấp độ ngành và chi ở mẫu chuột điều trị so với mẫu đối chứng. Thêm vào đó, những thay đổi rõ rệt về các chất chuyển hóa trong phân, bao gồm axit linoleic (LA), guanosin, inosin, hypoxanthin, xanthin, axit 4-hydroxycinnamic, axit cholic, N -acetyl- d -glucosamin, l-urobilinogen và uridin, đã được ghi nhận ở chuột được điều trị bằng dược liệu huyền sâm. Trong số này, bảy chất chuyển hóa được điều hòa tăng và ba chất chuyển hóa còn lại được điều hòa giảm. Ngoài ra, có mối tương quan đáng kể giữa mức độ thay đổi các chi trong hệ vi sinh vật đường ruột và mức độ khác nhau của các chất chuyển hóa trong phân, đặc biệt đối với các hợp chất liên quan đến chuyển hóa LA và purin. Những kết quả này chứng minh rằng hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi liên quan đến quá trình chuyển hóa trong phân sau khi điều trị bằng dược liệu huyền sâm. Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng việc mở rộng áp dụng phương pháp tích hợp giải trình tự gen 16S rRNA và phân tích hệ chuyển hóa dựa trên UHPLC/TOF-MS sẽ tạo cơ sở cho việc đánh giá tác dụng dược lý của dược liệu huyền sâm và từ đó mở rộng phạm vi sử dụng của loại thảo mộc này.

Vương Đình Tuấn

ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH CỦA SCROPHULARIA NINGPOENSIS, MỘT LOÀI DƯỢC LIỆU NỔI TIẾNG CỦA TRUNG QUỐC

Ai và cs.

Mitochondrial DNA Part B. 2019; 5(1):  484-485

 

Scrophularia ningpoensis đã được sử dụng như một loại thảo dược cổ truyền nổi tiếng ở các nước châu Á để điều trị bệnh vàng da, kiết lỵ và đau nhức do thấp khớp. Trong bài báo này, trình tự bộ gen lục lạp (cp) hoàn chỉnh của S. ningpoensis đã được nghiên cứu và mô tả. Bộ gen có chiều dài 153.175 bp, bao gồm một cặp vùng lặp lại đảo ngược (IR) 25.490 bp phân tách một vùng bản sao đơn lớn (LSC) có kích thước 84.257 bp và một vùng bản sao đơn nhỏ (SSC) có kích thước 17.938 bp. Có 130 gen được dự đoán (85 gen mã hóa protein, 37 gen tRNA và 8 gen rRNA) trong bộ gen và hàm lượng GC tổng thể của bộ gen là 38%. Phân tích phát sinh loài dựa trên dữ liệu bộ gen lục lạp cho thấy S. ningpoensis là chị em với S. buergeriana.

Nguyễn Hoàng

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG UNG THƯ IN VITRO CỦA DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM

Meng-Nan Zhou và cs.

China Journal of Chinese Materia Medica. 2022; 47(1): 111-121

 

Nghiên cứu này đã điều tra thành phần hóa học và hoạt tính chống ung thư in vitro của dược liệu huyền sâm. Các hợp chất trong dịch chiết etyl axetat được chiết xuất và tinh chế bằng sắc ký cột thông thường (silica gel, Sephadex LH-20 và cột ODS) và sắc ký lỏng hiệu năng cao bán điều chế (HPLC), và cấu trúc của chúng được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau như quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và phép đo phổ khối (MS). Hai mươi ba hợp chất đã được phân lập và xác định là benzyl-β-D-(3',6'-di-O-acetyl) glucoside(1), axit 5-Op-methoxybenzoyl kojic(2), axit 5-O-methoxybenzoyl kojic (3), axit 7-O-methylbenzoyl kojic(4), axit 5-O-benzoyl kojic(5), metyl lên men etyl ete(6), axit trans-ferulic(7), axit trans-isoferulic(8), axit trans-caffeic(9), este metyl của axit caffeic(10), este etyl của axit caffeic(11), axit trans-cinnamic(12), axit trans-p-methoxycinnamic(13), axit trans-p-hydroxycinnamic(14), trans-p- axit hydroxycinnamic metyl este(15), 2-(3,4-dihydroxyphenetyl) rượu(16), (p-hydroxyphenyl) axit propanoic(17), coniferaldehyde(18), sinapaldehyde(19), benzyl β-primeveroside(20), 5-(hydroxymetyl) furfural(21), axit furan-2-carboxylic(22), và axit decanedioic(23). Trong đó, hợp chất 1 là hợp chất benzyl glucosid mới, hợp chất 2-4 là hợp chất pyranon mới, hợp chất 5 là sản phẩm tự nhiên mới của pyranon. Dữ liệu NMR của hợp chất 5 và 6 lần đầu tiên được báo cáo. Hợp chất 6 và 20 lần đầu tiên được phân lập từ loài Scrophularia. Các hợp chất 8, 11, 14, 16, 18, 19, 22 và 23 lần đầu tiên được phân lập từ cây này. Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất này chống lại ba dòng tế bào khối u (HepG2, A549 và 4 T1) đã được đánh giá. Kết quả cho thấy hợp chất 10 và 15 có hoạt tính gây độc tế bào đối với tế bào HepG2 với giá trị IC_(50) là (19,46±0,48) μmol·L~(-1) và (46,10±1,21) μmol·L~(-1).

Nguyễn Thị Tố Duyên

PHÂN TÍCH SO SÁNH HỆ PROTEIN CHO THẤY NHỮNG HIỂU BIẾT MỚI VỀ ĐÁP ỨNG CỦA SCROPHULARIA NINGPOENSIS TRONG CHẾ ĐỘ ĐỘC CANH

Sun và cs.

Journal of the Science of Food and Agriculture. 2023; 103(4):1832-1845

 

Scrophularia ningpoensis là loài cây thuốc nổi tiếng. Chế độ độc canh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cây trồng, nhưng những hiểu biết về ảnh hưởng của chế độ độc canh đến quá trình trao đổi chất còn nhiều hạn chế. Trong nghiên cứu này, sự khác biệt về hàm lượng protein trong rễ S. ningpoensis giữa độc canh và không độc canh đã được nghiên cứu bằng phân tích hệ protein, và cơ chế phân tử bảo vệ loài này chống lại việc độc canh đã được khám phá.

Kết quả cho thấy rằng chế độ độc canh ở S. ningpoensis đã làm thay đổi biểu hiện của các protein liên quan đến chuyển hóa tinh bột và sucroza, quá trình phân giải đường và tổng hợp glucoza từ nguồn không phải carbon, con đường pentose phosphate, chu trình axit citric, sinh tổng hợp phenylalanin, tyrosin và tryptophan, sinh tổng hợp phenylpropanoid, sinh tổng hợp khung terpenoid, sinh tổng hợp monoterpenoid, sinh tổng hợp sesquiterpenoid và triterpenoid, và sinh tổng hợp steroid. Trong số các quá trình này, bị ảnh hưởng nhiều nhất là quá trình sinh tổng hợp phenylpropanoid và chuyển hóa tinh bột và sucroza, những quá trình này có thể có vai trò quan trọng đối với khả năng chống chịu độc canh.

Kết luận

Ảnh hưởng của chế độ độc canh đối với S. ningpoensis đã được chứng minh ở cấp độ protein trong nghiên cứu này và xác định các protein ứng viên có thể gây ra phản ứng với chế độ độc canh. Bài báo cung cấp cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo khoa học nhằm nâng cao khả năng chống chịu độc canh của S. ningpoensis.

Nguyễn Hoàng

KẾT HỢP UFLC-MS VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN TRONG SO SÁNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM ĐƯỢC XỬ LÝ BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU

Wang và cs.

Xuất bản trực tuyến 13-11-2017

Journal of Chromatographic Science. 2018; 56(2):122–130

Dược liệu huyền sâm là một trong những loại thuốc nổi tiếng trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM). Quá trình sơ chế dược liệu huyền sâm là phân khúc quan trọng, liên quan chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm của loại dược liệu này. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá ảnh hưởng của các phương pháp xử lý khác nhau đến thành phần hóa học của dược liệu huyền sâm. Sự khác biệt về thành phần hóa học trong dược liệu huyền sâm xử lý bằng các phương pháp khác nhau được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng cực nhanh-thời gian bốn cực của phép đo khối phổ bay kết hợp với phân tích thành phần chính và phân tích phân biệt bình phương nhỏ nhất một phần trực giao. Hơn nữa, hàm lượng của 12 thành phần khác biệt chỉ số trong dược liệu huyền sâm được xử lý bằng các phương pháp khác nhau được xác định đồng thời bằng phương pháp sắc ký lỏng cực nhanh kết hợp với phương pháp quang phổ khối bẫy ion tuyến tính ba cực bốn cực. Phân tích quan hệ xám GRA được thực hiện để đánh giá các mẫu được xử lý khác nhau theo hàm lượng của 12 thành phần. Tất cả các kết quả cho thấy chất lượng dược liệu huyền sâm được xử lý bằng phương pháp “đổ mồ hôi” là tốt hơn. Nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản làm sáng tỏ quy luật biến đổi các thành phần hóa học trong dược liệu huyền sâm được xử lý bằng các phương pháp khác nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp của loại dược liệu này.

                                                           Đào Văn Châu

SỬ DỤNG HPLC KẾT HỢP VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ TỪ CÁC VÙNG KHÁC NHAU CỦA TRUNG QUỐC

Zhang và cs.

Phytochemical Analysis. 2023; 34(7):816-829

Mở đầu

Dược liệu huyền sâm (SR) đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) trong hàng ngàn năm. Tuy nhiên, phương pháp chế biến và vùng sản xuất huyền sâm đã trải qua những thay đổi lịch sử đáng kể. Vì vậy, tác dụng của chúng đối với các thành phần có hoạt tính sinh học của SR vẫn cần được nghiên cứu thêm.

Mục tiêu

Nghiên cứu này nhằm thiết lập một phương pháp khách quan và toàn diện để xác định mối tương quan giữa các thành phần hoạt tính sinh học của SR với giống, nơi xuất xứ và phương pháp chế biến để đánh giá chất lượng của chúng.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp HPLC-DAD chính xác và nhanh chóng để xác định đồng thời 11 thành phần chất chuẩn (aucubin, harpagide, 6- O -methyl-catalpol, harpagosid, verascosid, isoverbascosid, angorosid C , axit cinnamic, l -tyrosin, l -phenylalanin, và l -tryptophan) lần đầu tiên được thiết lập để đánh giá chất lượng SR. Ngoài ra, ảnh hưởng của các khu vực sản xuất và phương pháp xử lý khác nhau đến các hợp chất mục tiêu đã được nghiên cứu bằng cách phân tích 66 lô mẫu SR bằng phương pháp hóa học, bao gồm đánh giá độ tương tự của dấu chuẩn sắc ký của TCM, phân tích thành phần chính (PCA) và bình phương tối thiểu một phần- phân tích phân biệt (PLS-DA).

Kết quả

So với phương pháp “ủ”, “hấp” trong thời gian ngắn và “sấy khô” có thể bảo toàn phần lớn các thành phần hoạt tính sinh học của SR. Khi sử dụng mô hình được thiết lập thông qua PLS-DA, năm thành phần đã được xác định là biến quan trọng nhất để phân biệt. Hơn nữa, biểu đồ điểm của PCA và đánh giá độ tương tự cho thấy rằng giống có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng SR hơn là nơi xuất xứ.

Kết luận

Một cách tiếp cận khách quan về dấu vân tay HPLC kết hợp với phân tích hóa học và đánh giá định lượng có thể được áp dụng để phân biệt các SR được xử lý khác nhau và đánh giá chất lượng của SR một cách nhanh chóng.

            Nguyễn Thị Tố Duyên

PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP KHỐI PHỔ KHỐI BẪY ION LẤY DẤU VÂN TAY HPLC NỘI TUYẾN ĐỂ NHẬN DẠNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM

Jing và cs.

Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis. 2011; 56(4): 830-5

Dấu vân tay sắc ký đã được chấp nhận rộng rãi như một phương pháp thiết yếu để phân tích định tính và định lượng các hoạt chất sinh học trong y học cổ truyền Trung Quốc. Dấu chuẩn cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể cho bất kỳ loại thảo mộc nào, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp kiểm soát chất lượng của một loại thuốc cổ truyền Trung Quốc nhất định. Trong bài báo này, việc đánh giá chất lượng của dược liệu huyền sâm được thực hiện bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp phát hiện mảng diod và quang phổ khối ion hóa phun điện (HPLC–DAD–ESI/MS). Tám lô mẫu thu được từ các nguồn gốc khác nhau ở Trung Quốc đã được sử dụng để thiết lập các phân tích dấu chuẩn và định lượng. Bằng cách so sánh thời gian lưu, dữ liệu quang phổ UV và MS với các chất chuẩn đối chiếu, bốn đỉnh đặc trưng trong sắc ký đồ đã được xác nhận là tương ứng với acetosid, angorosid C, axit cinnamic và harpagosid. Ngoài ra, hai đỉnh đặc trưng khác đã được xác định tạm thời, theo cách diễn giải tài liệu của HPLC–ESI-MS và LC–MS/MS (cung cấp thông tin cấu trúc) lần lượt là sibiriosid A và scrophulosid B4. Kết quả cho thấy phương pháp lấy dấu chuẩn HPLC–DAD–MS mới được phát triển sẽ phù hợp cho việc kiểm tra chất lượng dược liệu huyền sâm.

Nguyễn Văn Kiên

PHÂN BIỆT DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM THEO NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOẠT TÍNH BẰNG QUANG PHỔ HỒNG NGOẠI GẦN (NIRS)

 Lee và cs.

Microchemical Journal. 2011; 99(2): 213-217

Tiềm năng của quang phổ phản xạ hồng ngoại gần (NIR) đã được nghiên cứu về khả năng phân biệt không phá hủy nguồn gốc địa lý của các loài thuộc chi Scrophularia, bao gồm ở Andong, Uisung và Trung Quốc. Việc áp dụng phân tích thành phần chính vào phổ NIR dẫn đến sự phân tách rõ ràng mẫu Andong khỏi các mẫu khác. Hơn nữa, hàm lượng hai thành phần bảo vệ thần kinh của Scrophularia spp., 8-O-(E-p-methoxycinnamoyl)-harpagid (HG), và E-p-acid methoxycinnamic (MCA), được xác định bằng HPLC-DAD. Hồi quy bình phương nhỏ nhất một phần (PLS) của phổ NIR kết hợp với các dữ liệu tham chiếu phân tích này dẫn đến sự phát triển các mô hình hiệu chuẩn cho hàm lượng của hai thành phần. Hệ số tương quan của mô hình dự đoán HG và MCA đều > 0,87. Những kết quả này chỉ ra rằng NIRS có thể hữu ích trong việc phân biệt các loài Scrophularia spp. 

Nguyễn Văn Kiên

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÁC NHAU ĐẾN THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM DỰA TRÊN PHÂN TÍCH HỆ CHUYỂN HÓA BẰNG NMR 2D.

Duan và cs.

Molecules. 2022 22; 27(15): 4687

Dược liệu huyền sâm (SR) là một trong những loại thảo dược Trung Quốc lâu đời nhất và được sử dụng thường xuyên nhất trong y học phương Đông ở Trung Quốc. Trước khi sử dụng lâm sàng, SR phải được xử lý bằng các phương pháp khác nhau sau khi thu hoạch, chẳng hạn như hấp, "đổ mồ hôi" và sấy khô bằng lửa. Để nghiên cứu sự khác biệt về thành phần hóa học khi áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau, phân tích hệ chuyển hóa dựa trên tương quan lượng tử đơn hạt nhân hai chiều (2D) 1 H-13C (1H-13C HSQC) đã được áp dụng để đánh giá toàn diện sự khác biệt về thành phần hóa học trong dịch chiết SR được xử lý bằng các phương pháp khác nhau. Tổng cộng có 20 hợp chất được xác định là dấu chuẩn hóa học tiềm năng có sự thay đổi đáng kể theo thời gian hấp khác nhau. Bảy hợp chất có thể được sử dụng làm chất chuẩn hóa học tiềm năng để phân biệt quá trình xử lý bằng cách đổ mồ hôi, sấy khô bằng không khí nóng và hấp trong 4 giờ. Những phát hiện này có thể làm sáng tỏ sự thay đổi thành phần hóa học của SR đã qua xử lý và cung cấp hướng dẫn cho quá trình xử lý. Ngoài ra, quy trình này có thể thể hiện một cách tiếp cận chung để mô tả các hợp chất hóa học của y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) và do đó có thể được coi là một cách tiếp cận đầy hứa hẹn để khám phá cơ sở khoa học của chế biến TCM truyền thống.

Đào Văn Châu

ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT SCROPHULARIA NINGPOENSIS ĐẾN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRÊN CHUỘT

Lu & cs.

Tropical Journal of Pharmaceutical Research. 2017; 16 (6): 1331-1335

Mục đích: Để thử nghiệm ảnh hưởng của dịch chiết huyền sâm (SNE) trên chuột bị gây tiểu đường bằng streptozotocin.

Phương pháp: SNE được thu bằng cách ngâm huyền sâm khô trong nước ở 60oC 3 lần, mỗi lần 1h, sau đó làm khô trong tủ sấy ở 100oC và đông khô để thu dịch chiết thành phẩm. Chuột bị gây tiểu đường qua việc tiêm duy nhất 1 liều streptozotocin mới pha (50 mg/kg) vào xoang cơ thể. Chuột được chia ngẫu nhiên thành 6 nhóm 10 con: nhóm đối chứng âm, nhóm đối chứng, nhóm tham khảo (glibenclamide1 mg/kg trọng lượng cơ thể) và các nhóm điều trị bằng SNE (50, 100 and 200 mg/kg). Lượng đường máu và insulin huyết tương được sử dụng để đánh giá hiệu quả hạ đường huyết. Stress oxy hoá được đánh giá trên gan v&agra

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả

Ba gạc bốn lá

Ba gạc Cu Ba cây nhỏ, sống nhiều năm, cao 1- 2 m, phân cành nhiều, lá mọc vòng. Ra hoa từ tháng 4 kéo dài đến tháng 6 - 7. Quả chín từ tháng 8 - 9 đến tháng10 - 11. Quả đôi, dính chặt vào nhau, vỏ ngoài cứng khi chín có mầu đỏ sau đến tím đen.